Viết tiểu luận là gì? Hướng dẫn cách viết bài tiểu luận chuẩn mẫu 

Viết tiểu luận là công việc mà sinh viên bắt buộc phải làm trong quá trình học tập. Vậy làm thế nào để viết được bài tiểu luận hoàn chỉnh và đạt hiệu quả cao? Trong bài viết dưới đây hãy cùng reagleplayers.com đi giải đáp thắc mắc viết tiểu luận là gì và cách viết bài tiểu luận chuẩn mẫu.

I. Viết tiểu luận là gì?

viet-tieu-luan-la-gi-1
Tiểu luận là một bài viết ngắn để trình bày ý kiến, quan điểm

Tiểu luận là một bài viết ngắn để trình bày ý kiến, quan điểm, nghiên cứu và phát hiện về một chủ đề mà tác giả quan tâm. Một bài tiểu luận dài từ 5-20 trang, dù viết về vấn đề gì thì nhiệm vụ của bài tiểu luận phải nêu lên được vấn đề, phân tích vấn đề, trình bày những kết quả mà người viết phát hiện được, hay ý kiến, quan điểm và kết luận của người viết.

Tiểu luận thường có 2 loại đó là tiểu luận môn học và tiểu luận tốt nghiệp. Đối với bài tiểu luận môn học thường dài khoảng 5 đến 25 trang, tùy theo quy định của nhà trường hoặc của giảng viên dạy môn học đó. Còn với khóa luận tốt nghiệp nội dung thường chuyên sâu hơn, dài khoảng 30-50 trang tùy vào từng yêu cầu riêng.

Thông qua bài tiểu luận này, bạn sẽ chứng tỏ khả năng và năng lực của mình. Từ đó hiểu được những câu hỏi, vấn đề đặt ra và tìm hiểu mọi thông tin tương đối đầy đủ về những vấn đề đó. Khi bạn viết một bài luận, bạn sẽ có cơ hội thể hiện khả năng tư duy và phân tích của mình, vì vậy bài luận thường được dùng để đánh giá năng lực của học sinh, sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng.

II. Yêu cầu của một bài tiểu luận 

viet-tieu-luan-la-gi-3
Yêu cầu khi viết tiểu luận

Tiểu luận cần được soạn thảo bằng máy tính, trình bày đúng theo quy cách với các điểm chính sau đây:

  • Tiểu luận được làm trên khổ giấy A4.
  • In kiểu chữ Times, cỡ chữ 13, nên in 1 mặt.
  • Số dòng in trong một trang là 26-27 dòng (dãn cách dòng 1,5 lines).
  • Không nên lạm dụng các tính năng trình bày của máy tính, chỉ nên trình bày rõ ràng, sáng sủa. Tiểu luận cần được viết với văn phong giản dị, trong sáng; sử dụng chính xác các thuật ngữ chuyên môn; đặc biệt, không được mắc các lỗi chính tả và ngữ pháp. Muốn vậy, sau khi hoàn thành xong về nội dung, trước khi in, cần phải đọc lại và sửa chữa kỹ lưỡng về chính tả, ngữ pháp, câu văn và cách trình bày trang in.

Về hình thức, cấu trúc 1 bài tiểu luận hoàn chỉnh bao gồm các thành phần chính sau:

  • Bìa: Ngoài cùng của tiểu luận là bìa tiểu luận. Bìa được làm bằng giấy cứng, phía trên cùng đề tên trường và khoa; giữa trang đề tên đề tài bằng khổ chữ to; góc phải cuối trang đề họ tên người hướng dẫn, người thực hiện đề tài, lớp và năm học. Trang bìa có thể đóng khung cho đẹp
  • Trang bìa : Là bản chụp của bìa, in trên giấy bình thường
  • Lời cảm ơn (nếu cần)
  • Mục lục
  • Phần nội dung chính: Đây là phần trình bày kết quả nghiên cứu của tiểu luận. Phần này gồm nhiều phần nhỏ, được trình bày chi tiết ở mục sau (xem mục II.3).
  • Danh mục tài liệu tham khảo
  • Phụ lục (nếu cần)

III. Hướng dẫn cách viết bài tiểu luận chuẩn mẫu

viet-tieu-luan-la-gi-2
Hướng dẫn cách viết bài tiểu luận

1. Chọn đề tài 

Phần này chỉ được thực hiện nếu giáo viên cho phép bạn tự do lựa chọn chủ đề mà bạn yêu thích. Để chọn được một đề tài tiểu luận hay, các bạn cần căn cứ vào các tiêu chí sau:

  • Đề tài mà bạn thực sự yêu thích và hứng thú làm.
  • Đề tài phải phù hợp với chủ đề hoặc nội dung giáo viên đưa ra: Có nhiều bạn học sinh, sinh viên khi lựa chọn đề tài không chú ý xem có phù hợp với môn học của mình không, không đọc kỹ yêu cầu của giáo viên dẫn đến lạc đề
  • Đề tài phải khả thi: tức là phải có đủ kiến ​​thức và tài liệu tham khảo để hoàn thành. Những chủ đề bạn thích nhưng không đủ hiểu biết và không tìm được tài liệu tham khảo thì tốt nhất không nên chọn.

2. Cách trình bày tiểu luận trong word 

Một bài tiểu luận thường có những quy định chung về cách trình bày. Cụ thể như sau:

  • Tên chương cỡ chữ 14, in hoa và in đậm, căn lề giữa
  • Tiểu mục mức 1, cỡ chữ 13, in hoa in đậm, căn lề trái
  • Tiểu mục mức 2, cỡ chữ 13, chữ thường, chữ đậm, căn lề trái
  • Tiểu mục mức 3, cỡ chữ 13, chữ thường, nghiêng, căn lề trái
  • Nội dung, cỡ chữ 13, định dạng Normal, căn đều 2 bên
  • Tên khóa học, cỡ chữ 13, in nghiêng, căn đều 2 bên
  • Bảng, cỡ chữ 12, định dạng Normal, căn lề trái
  • Chú thích bảng, cỡ chữ 10, in nghiêng, căn lề trái, dưới bảng
  • Tên bảng, cỡ chữ 11, in đậm, căn lề trái, trên bảng
  • Tên hình, cỡ chữ 11, in đậm, căn lề trái dưới hình.
  • Tài liệu tham khảo, cỡ chữ 11, chú thích bên dưới.

Ngoài ra cần chú ý một số điều sau:

  • Font chữ Times New Roman
  • Cỡ chữ 13-14 là hợp lý nhất
  • Cách dòng 1.5, căn lề 2 bên, khổ giấy A4. Lưu ý, không nên để kiểu chữ rườm rà, cầu kỳ, màu mè vì tiểu luận là một dạng luận văn khoa học nên tính khoa học và chân phương là yêu cầu.
  • Căn lề trên, lề dưới từ 2.0 – 2.5cm, căn lề phải 2.0cm và căn lề trái từ 3.0 – 3.5cm
  • Header and footer: Phần header nên đề tên đề tài, footer nên đánh số trang. Với tiểu luận trình bày ở lớp, không nên để tên, nhóm viết ở phần header and footer để tránh rườm rà vì nó đã được thể hiện ở bìa tiểu luận rồi.
  • Các đề mục lớn nên để font chữ to hơn và thống nhất để dễ nhìn.

3. Bố cục bài tiểu luận

Bố cục hoặc cấu trúc của bài luận cần bao gồm những nội dung sau:

Chương 1: Phần mở đầu: Nhiều người nghĩ rằng phần mở đầu trong bài luận cũng giống như phần mở đầu trong bài văn trung học, nhưng thực tế không phải vậy. Phần giới thiệu trong bài tiểu luận không nên quá ngắn và chỉ chứa thông tin gợi ý hoặc câu văn hoa mỹ. Trên thực tế, phần mở đầu cho một bài luận thường phải có các nội dung sau: lý do chọn đề tài hoặc tính cấp thiết của đề tài; Tên đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu bài viết.

Chương 2: Cơ sở lý luận (Nêu những lý thuyết chính liên quan đến đề tài. Phần này là những lý thuyết chúng ta đã nghiên cứu trước đây nên các bạn có thể thoải mái sao chép trong các đề tài khác. Nếu nội dung dài quá có thể đưa vào phần phụ lục)

Chương 3: Thực trạng và đánh giá: Trình bày thực trạng của vấn đề đặt ra trong đề tài và đánh giá của vấn đề.

Chương 4: Thường viết về các giải pháp, đề xuất, bài học kinh nghiệm hoặc hướng đi trong tương lai. Phần này được trình bày trên cơ sở sát với tình hình thực tế, những khó khăn, vướng mắc còn gặp phải trong các vấn đề nêu ở Chương 2. Trong phần này, các bạn có thể đề xuất theo quan điểm cá nhân để hoàn thiện về mặt lý luận liên quan đến đề tài.

4. Tài liệu tham khảo 

Tùy theo đề tài mà bạn thực hiện, danh sách nguồn tài liệu tham khảo chủ yếu sẽ là

  • Các bài nghiên cứu, bình luận trên báo, tạp chí, … có liên quan đến đề tài
  • Giáo trình môn học và các môn khác có liên quan
  • Sách tham khảo có nội dung liên quan đến đề tài viết.
  • Website: đây là nguồn rất phong phú và đôi khi là nguồn tài liệu chính để hỗ trợ cho các bạn trong quá trình viết bài. Tuy nhiên, nguồn của các website khá phức tạp và độ chính xác không cao. Do đó để tìm được nguồn tin cậy bạn cần tìm hiểu thật kỹ, kỹ năng nghiên cứu là điều vô cùng quan trọng trong việc tìm được tài liệu tham khảo chất lượng.

IV. Kết luận

Như vậy qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã giải đáp được thắc mắc viết tiểu luận là gì rồi phải không nào. Hy vọng với những chia sẻ của chuyên mục văn học sẽ giúp các bạn nắm được cách trình bày tiểu luận chuẩn mẫu nhất.

Bài viết được đề xuất